Chelsea ‘thắng’ Barcelona, HLV Tuchel đe dọa đối thủ
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.Quán bún bò 10.000 đồng/tô bán 'nhanh nhất TP.HCM': Chưa đầy 1 tiếng hết sạch
Trả lời phỏng vấn báo The Guardian ngày 11.2, ông Zelensky nhấn mạnh: "Có ý kiến cho rằng châu Âu có thể đảm bảo an ninh mà không cần Mỹ, nhưng tôi luôn nói không. Đảm bảo an ninh mà không có Mỹ không phải là đảm bảo thực sự".Ông cũng cho biết sẽ đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi lãnh thổ mà Ukraine đang kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga. Tuy nhiên, Nga đã ngay lập tức bác bỏ ý tưởng đổi lãnh thổ lấy lãnh thổ.Trước đó, ngày 10.2, ông Trump xác nhận sẽ cử đặc phái viên Keith Kellogg đến Ukraine để soạn thảo đề xuất chấm dứt xung đột. Trong khi Mỹ thúc đẩy một giải pháp nhanh chóng, ông Zelensky kêu gọi Washington đảm bảo an ninh chặt chẽ như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào.Kyiv lo ngại rằng nếu không có các cam kết quân sự cứng rắn, chẳng hạn như việc Ukraine gia nhập NATO hoặc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình, Nga sẽ có thời gian tái tập hợp lực lượng và chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới.Để thuyết phục ông Trump ủng hộ một thỏa thuận có lợi cho Ukraine, ông Zelensky tiết lộ sẽ dành cho các công ty Mỹ những hợp đồng tái thiết hấp dẫn. Ngoài ra, ông Zelensky cũng cảnh báo rằng Ukraine sở hữu một số trữ lượng khoáng sản lớn nhất châu Âu, mà nếu rơi vào tay Nga thì Mỹ sẽ không có lợi.Hiện chưa có phản ứng chính thức từ Nga và Mỹ về những phát biểu mới nhất của Tổng thống Zelensky.
TK Nguyễn khoe visa đến Mỹ dự CKTG 2022 của GAM eSports
Ngày 7.3, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa nhận thư khen của Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, vì có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.Theo nội dung thư, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn tỏ ý vui mừng được biết Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện, triệt phá thành công 3 chuyên án, khởi tố 10 bị can có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với số lượng lớn; trong đó có cà phê bột giả, phân bón giả và giá đỗ có hóa chất nguy hại. Đây là những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng."Thay mặt Ban chỉ đạo 389 quốc gia, tôi đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương thành tích xuất sắc của các đồng chí. Chiến công của các đồng chí là minh chứng rõ nét cho quyết tâm cao trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...", thư của Phó thủ tướng viết.Phó thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị thời gian tới lực lượng Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy thành tích, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời có hình thức động viên, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, cuối tháng 12.2024, đơn vị phát hiện 6 cơ sở sản xuất giá đỗ ủ hóa chất độc hại; thu giữ 20.357 kg giá đỗ đã ngâm hoạt chất 6-Benzylaminopurine cùng hàng trăm lít hóa chất. Tại cơ quan công an, các bị can khai nhận trung bình mỗi năm bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ủ hóa chất. Đầu năm nay, Công an tỉnh Đắk Lắk triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán phân bón giả quy mô lớn, bắt giữ Nguyễn Thị Cẩm My, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại phân bón Nam Dương (Bình Định) và Bùi Minh Chánh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn phân bón quốc tế Hoa Kỳ - VINA (Long An) cùng các đồng phạm. Cùng thời gian này, Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện, xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả. Thành phần của sản phẩm cà phê giả này chủ yếu là vỏ cà phê, đậu nành, các chất phụ gia.
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27 tháng 1 năm 2025, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đánh chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Joao Felix: 'Tôi thích Chelsea, nhưng rất tiếc...'
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.